Loading...
|
Ngọn hải đăng của thi ca Việt NamNgày 10 tháng 08 năm 2015
Nguyễn Du - ngọn hải đăng rực rõ của thi ca Việt Nam, đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học lớn, mà tiêu biểu là: Văn chiêu hồn, Truyện Kiều và Long Thành cầm giả ca. Tư tưởng xuyên suốt các tác phẩm của ông là tính nhân bản, sự cảm thương sâu sắc trước những bất hạnh, bi kịch trong xã hội.
Thăng Long - Hà Nội đã có lịch sử 1.000 năm. Đây là vùng đất hội tụ nhân tài trong cả nước, nơi đã để lại nhiều di tích lịch sử và văn hoá nổi tiếng, một trong những di sản văn hoá có giá trị cao, mà ít người lưu ý đến, đó là bài thơ "Long thành cầm giả ca" của Đại thi hào Nguyễn Du.
Nguyễn Du (1765-1820) tự Tố Như, người gốc làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Đến đời cụ Nguyễn Nhiệm, vì lý do chính trị nên đưa gia đình vào định cư ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du là cháu đời thứ 7 của cụ Nguyễn Nhiệm và là con thứ 7 trong một gia đình có 18 anh em trai. Lúc 19 tuổi, ông đỗ tam trường (tú tài). Năm 1788 Tây Sơn diệt nhà Lê, Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Quỳnh Côi (Thái Bình) để mưu việc cần vương, nhưng sự việc không thành, ông lui về Hà Tĩnh ở ẩn.
Năm 1793 Nguyễn Du từ quê ra Thăng Long thăm một người anh đang làm quan dưới triều Tây Sơn đúng vào dịp các quan chức ở đây mở tiệc lớn "Đêm hội Giám Hồ" ở trước Văn miếu. Nhà thơ theo anh vào dự dạ hội. Hầu hết danh ca kỹ nữ nổi tiếng nơi đô thành đều được mời đến mua vui, trong đó có một nàng ca kỹ trẻ, đẹp, đàn ngọt hát hay, tiếng đàn điêu luyện của nàng tan vào trong không gian, hòa theo giọng ca trầm bổng, đã làm say đắm lòng bao khách trong tiệc hoa đêm ấy. Sau đó nhà thơ còn gặp lại nàng tại tư dinh của người anh. Hình ảnh ca nhi tài sắc đó làm tâm hồn nhà thơ rung động và xao xuyến...
Rồi thời gian trôi đi nhanh như nước chảy dưới chân cầu, vật đổi sao dời, nương dâu bãi biển. Năm 1802 nghiệp đế vương của Tây Sơn đã hỏng, nhà Nguyễn lên thay. Vua Gia Long xuống chiếu lục dụng các cựu thần nhà Lê ra làm quan. Nguyễn Du miễn cưỡng phải theo; nhưng trong triều khi bàn bạc công việc thì ông thường ít nói, đến nỗi vua Gia Long phải nhắc nhở: "Nhà nước dùng người là cốt có tài, Khanh có ý kiến gì cứ mạnh dạn tâu trình", ông chỉ vâng vâng dạ dạ cho qua.
Năm 1813 Nguyễn Du lãnh trách nhiệm đi sứ sang Trung Hoa, trên đường đi từ Huế, phái bộ có ghé qua Thăng Long. Các bạn cũ của nhà thơ mở tiệc tiễn đưa phái bộ tại nhà quan Tuyên Phủ, có ca hát mua vui. Trong bữa tiệc chợt ông nghe thấy một nét nhạc quen thuộc vút lên, ông đưa mắt tìm người chơi nhạc, đó là một kỹ nữ đã luống tuổi, ngồi đơn độc trong bóng tối, thân hình tiều tuỵ, trang điểm sơ sài, nhà thơ mơ hồ cảm thấy trong dĩ vãng xa xôi có một hình ảnh gì mờ ảo hiện lên. Khi tiệc tan, Nguyễn Du lại gần nhìn kỹ, ông chững lại khi nhận ra đó chính là người ca kỹ tài ba son trẻ mà ông đã gặp trong "Đêm hội Giám Hồ" hai mươi năm về trước (1793-1813). Làm sao nàng lại tàn tạ đến nông nỗi này! Nhà thơ bồi hồi xúc động, ngậm ngùi cảm thương cho số phận người xưa, đời hoa sao lại chóng phai tàn như vậy!.
Từ cảm xúc mạnh mẽ đó, Nguyễn Du viết bài thơ bất hủ "Long thành cầm giả ca". Bài thơ thuật lại câu chuyện tình đầy lãng mạn và buồn thảm của chính mình. Long thành Cầm giả ca mang tính khái quát cao: câu chuyện tình lãng mạn của nhà thơ, cuộc đời thăng trầm của người ca kỹ, sự biến động của lịch sử, thiên hạ tan rồi lại hợp, hợp rồi lại tan... các sự kiện như quyện vào nhau, rồi tan biến trong cơn lốc lịch sử. "Người xưa thành cũ suy đồi Bể dâu, dâu bẻ nổi trôi vô thường Tan tành hết Tây Sơn vương nghiệp Chỉ còn đây một kiếp cầm ca..."..
BÀI CA NGƯỜI CHƠI ĐÀN THÀNH THĂNG LONG
Long thành xưa có nàng ca kỹ Mấy ai thường đích thị tính danh Nghề đàn thiện xảo tinh anh Trong thành quen gọi mỹ danh Nàng Cầm Lầu cung bậc vương âm triều trước Cả đất trời có được một, hai! Nhớ xưa ta đã gặp ai Tiệc bên hồ Giám cảm tài cầm thi Nàng khi ấy xuân thì ba, bẩy Ánh mặt hồng tươi dậy sắc hoa Say lòng bao khách thưởng ca Ngón đàn réo rắt nuột nà năm cung Khoan khoan tựa rừng tùng gió thoảng Vút trong như chim hạc gọi đàn Mạnh như sét đánh bia tan Buồn như Trang Tích ngâm làn điệu quê Người nghe thấy đê mê cảm xúc Ngỡ dư âm điệp khúc Trung Hoà Tây Sơn quan khách la đà Say sưa yến tiệc ai mà tiếc chi Tiền đưa thưởng quăng đi như rác Bạc vàng coi đâu khác bùn rơm Hào hoa át thế vương tôn Ngũ Lăng trang trẻ xem tuồng là chi! Băm sáu cung mê ly xuân ấy Dường tinh hoa hiếm thấy Trường Yên Tiệc xưa thoát mấy mươi niên Tây Sơn thua cuộc ta liền về Nam Đất Long Thành tấc gang chẳng thấy Còn nói chi đàn dịch xướng ca Nay quan Tuyên Phủ vì ta Mua vui bày đặt tiệc ca giải sầu Khắp hội hát ca nhi son trẻ Riêng một mình dáng vẻ tàn phai Tiêu điều sắc thái hình hài Chẳng màng trang điểm mày ngài xác xơ Ai biết đó Long Thành giai kỹ Từng nổi danh tuyệt mỹ một thời Khúc xưa giọng mới lệ rơi Lắng nghe dạ những bùi ngùi xót xa Hai mươi năm bỗng ta hồi nhớ Tiệc Giám hồ gặp gỡ hoa khôi Người xưa thành cũ suy đồi Bể dâu, dâu bể nổi trôi vô thường Tan tành hết Tây Sơn vương nghiệp Chỉ còn đây một kiếp cầm ca Trăm năm nào có bao xa! Đau lòng chuyện cũ lệ ta tuôn trào Ở Nam về đầu ta sớm bạc Trách chi người tàn rạc héo hon Mắt trông tưởng những ngày son Thương thay giáp mặt đầu còn nhớ nhau...! | Tham quan ảo 3D
Thư viện phim tư liệu
Bộ đếm lượt truy cậpLiên kết Website |